Có một sự thật đáng lo hiện nay là các bố mẹ vẫn vô tư để con xem ti vi, điện thoại smart phone quá nhiều trong một ngày, mà chưa hề ý thức được những tác hại lâu dài của nó sẽ ảnh hưởng đến con mình ra sao.
Chỉ cần con đòi hỏi là chúng ta sẽ đưa điện thoại cho con, con nghịch thì chúng ta dụ bằng điện thoại để con ngồi yên cho ta còn nấu cơm, làm việc nhà. Không phủ nhận tivi có những lợi ích nhất định trong cuộc sống hiện đại, nhưng việc trẻ xem tivi quá nhiều ngay từ khi còn nhỏ sẽ “đánh cắp” đi những thời gian được chạy chơi ngoài trời, được giao tiếp với thế giới...cùng với đó là nguy cơ mắc những vấn đề về mắt, kỹ năng, vận động, béo phì… và rất nhiều tác hại khó lường khác về cả sức khỏe và tâm lý.
Vậy làm cách nào để hạn chế được tivi, điện thoại. Sau đây sẽ là 5 gợi ý để ba mẹ có thể áp dụng để hạn chế, kiểm soát việc xem tivi, điện thoại cho trẻ.
1. THIẾT LẬP THỜI GIAN, KHÔNG GIAN XEM TIVI HỢP LÝ
Theo Hiệp hội Nhi khoa Hoa Kỳ (American Academy of Pediatrics, viết tắt: AAP), thời gian hợp lý cho trẻ sử dụng các thiết bị điện tử tivi, máy tính bảng hay iPhone phụ thuộc vào từng độ tuổi riêng.
2. CHỌN CÁC CHƯƠNG TRÌNH CÓ NỘI DUNG PHÙ HỢP VỚI TRẺ
Việc chọn lựa các kênh và chương trình truyền hình cho trẻ là rất quan trọng vì không phải chương trình nào cũng có lợi cho trẻ. Các chương trình chiếu trên TV dành cho nhiều người, thuộc nhiều độ tuổi. Chính vì thế, bố mẹ cần lựa chọn những chương trình phù hợp với độ tuổi của trẻ.
3. CHO TRẺ THAM GIA CÁC HOẠT ĐỘNG VUI CHƠI KHÁC
Nhiều phụ huynh quen dùng các biện pháp "thô cứng" như quát mắng, giằng lấy thiết bị hoặc ngay lập tức tắt ngang các chương trình mà trẻ đang xem khi không thể nào khiến trẻ chịu "rời mắt" khỏi tivi. Tuy nhiên phương pháp này cực kì tiêu cực và rất dễ khiến các bạn ấy nảy sinh tư tưởng "chống đối", tệ hơn là tìm mọi cách để “qua mặt” bố mẹ, lén xem tivi vào những khoảng thời gian mà bố mẹ không kiểm soát được.
4. ĐỪNG ĐỂ THIẾT BỊ ĐIỆN TỬ, ĐIỆN THOẠI TRONG PHÒNG RIÊNG CỦA CON
Trong gia đình chúng ta nên quy hoạch rõ ràng cho việc sử dụng các công gian khác nhau như: Phòng khách (nơi sinh hoạt chung), phòng sách (học tập và đọc sách), phòng ngủ (nghỉ ngơi, thư giãn). Việc này cũng sẽ giúp cho ba mẹ có thể quản lý được thời gian sử dụng các thiết bị điện tử của trẻ nhỏ.
5. LÀM GƯƠNG CHO TRẺ
Và cuối cùng, đơn giản nhất nhưng chắc chắn là hữu hiệu nhất, đó là chính người lớn chúng ta hãy là những tấm gương cho trẻ. Bởi con trẻ thường bắt chước các hành vi của chính bố mẹ. Nếu bố mẹ thích đọc sách, trẻ cũng sẽ có thói quen tương tự.