Các giai đoạn phát triển chiều cao của trẻ

Có thể ba mẹ không tin những chiều cao của trẻ cũng có những “giai đoạn” phát triển trong đời. Trước thực trạng tỷ lệ trẻ còi xương, suy dinh dưỡng ở Việt Nam đang ở ngưỡng cao (cứ 6 trẻ dưới 5 tuổi thì có 1 trẻ bị suy dinh dưỡng), ba mẹ cần nắm rõ những giai đoạn tăng trưởng chiều cao của trẻ. Điều này sẽ là nền tảng để các ba mẹ có thể giúp trẻ phát triển chiều cao tối đa, tăng cường thể lượng và có đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết.

Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho ba mẹ Việt những thông tin về 3 giai đoạn “vàng” trong phát triển chiều cao của trẻ.

 

 

1000 ngày đầu đời (từ khi trẻ được mang thai đến 24 tháng tuổi)

1.000 ngày đầu đời được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) nhấn mạnh là giai đoạn “vàng” phát triển chiều cao và thể chất của trẻ. Đồng thời, đây cũng là giai đoạn quyết định đến 60% khả năng tăng trưởng chiều cao của trẻ trong tương lai. Nếu được bổ sung đầy đủ và đúng các chất dinh dưỡng cần thiết, mỗi trẻ có thể tăng 25cm trong năm đầu tiên, 10cm mỗi năm trong 2 năm tiếp theo. Nhiều nghiên cứu cho thấy, ở Việt Nam, giai đoạn trẻ có nguy cơ suy dinh dưỡng cao nhất là từ 12-24 tháng tuổi, và tỷ lệ suy dinh dưỡng giữ ở mức cao cho tới 60 tháng (5 tuổi). Chính vì vậy, ở giai đoạn này, ba mẹ cần đặc biệt chú ý tới chế độ dinh dưỡng của trẻ. Việc có chế độ ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng sẽ tiếp tục hỗ trợ cho sự phát triển chắc khỏe của xương là tiền đề cho sự phát triển chiều cao ở lứa tuổi dậy thì.

 

Giai đoạn thiếu niên (tiền dậy thì từ 5 đến 11 tuổi)

Giai đoạn tiền dậy thì là giai đoạn mà trẻ rất cần được bổ sung các chất dinh dưỡng để sản sinh năng lượng, đặc biệt trong khoảng từ 6 đến 9 tuổi.

 

Đối với lứa tuổi này, khẩu phần ăn chứa protein có nguồn gốc động vật, chiều cao của cha mẹ có mối liên quan dương tính với mức tăng chiều cao trẻ em. Đặc điểm phát triển ở giai đoạn này là có sự tác động của hormone tăng trưởng GH có khả năng kích thích phát triển chiều dài của xương. Hàm lượng hormone này ở tuổi tiền dậy thì tăng lên và bên cạnh việc kích thích tăng trưởng, nó còn có chức năng điều chỉnh chuyển hóa protein, lipid và glucid.

Giai đoạn dậy thì (từ 10-16 tuổi đối với bé gái và 12-18 tuổi đối với bé trai)

Trong 1-2 năm bất kỳ của độ tuổi này, chiều cao của các bé tăng nhanh từ 10 đến 15 cm/năm. Các chuyên gia đánh giá giai đoạn dậy thì chính là thời điểm trẻ tăng trưởng “vượt bậc” về chiều cao.

 

Theo nghiên cứu của giới chuyên môn, sau giai đoạn dậy thì, chiều cao sẽ vẫn tăng nhưng không đáng kể và tăng chậm. Cho nên, ba mẹ cần ĐẶC BIỆT chú ý trong việc xây dựng khẩu phần ăn tiêu chuẩn cho các con ở giai đoạn dậy thì. Các chất dinh dưỡng chính để tăng trưởng và phát triển chiều cao gồm protein, sắt, canxi, vitamin A, vitamin D, iot và kẽm.

Ngoài ra, ba mẹ cũng cần giúp trẻ xây dựng chế độ luyện tập thể dục thể thao hợp lý để tăng cường sự phát triển của xương và rèn luyện sức khỏe dẻo dai, giàu năng lượng. Ba mẹ có thể cho các con bơi lội hoặc một số hoạt động như đánh cầu lông, đá cầu, đá bóng, nhảy dây,…

 

 

Loading...