Tọa đàm định hướng giáo dục Steam hội nhập Quốc Tế

Chiều 15/10/2021, Hệ thống Giáo dục Bình Minh tổ chức tọa đàm định hướng giáo dục Stem hội nhập quốc tế.

Tới dự buổi tọa đàm có TS. Nguyễn Thị Thành, Tổng Giám đốc Hệ thống Giáo dục Bình Minh, TS. Tưởng Duy Hải (Đại học Sư phạm Hà Nội), TS Nguyễn Văn Cường (Đại học Postdam, chuyên gia tư vấn giáo dục quốc tế của Bộ GD&ĐT), thành viên hội đồng khoa học và tư vấn của Hệ thống Giáo dục Bình Minh; đại diện Ban Giám hiệu các trường Mầm non Newsun, Tiểu học-THCS Newton Hoài Đức, THPT Bình Minh, Cao Đẳng Bách Khoa và các chuyên viên giáo dục Stem của NXB Giáo dục Việt Nam.

Phát biểu tại buổi tọa đàm, TS. Nguyễn Thị Thành, Tổng Giám đốc Hệ thống Giáo dục Bình Minh nhấn mạnh về sự đổi mới của các trường thành viên trong Hệ thống giáo dục Bình Minh. Ngoài việc đầu tư về cơ sở vật chất, về chương trình và đội ngũ đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục, tạo môi trường hiện đại, thân thiện, hạnh phúc cho học sinh, nhà trường còn phối hợp với các chuyên gia đầu ngành và các đối tác xây dựng chương trình giáo dục Stem để thắp lửa đam mê sáng tạo cho học sinh.  Trong năm học này, nhà trường sẽ nâng cấp phòng Stem bậc THPT và đầu tư mới tổ hợp phòng thực hành khoa học tích hợp-Stem dành cho học sinh bậc Tiểu học-THCS.

TS. Tưởng Duy Hải và nhóm các chuyên gia giáo dục Stem của NXB Giáo dục Việt Nam đã tổ chức khảo sát, nắm bắt nhu cầu của nhà trường, đồng thời chia sẻ về định hướng, chương trình giáo dục Stem và giới thiệu các giải pháp cụ thể phù hợp với nhà trường tại buổi toạ đàm.  

Chia sẻ tại buổi tọa đàm, TS Nguyễn Văn Cường trao đổi về các tiêu chuẩn, yêu cầu cụ thể của trường khi xây dựng phòng thực hành khoa học tích hợp-Stem. Về chương trình, TS Cường lưu ý nội dung cần ưu tiên các chủ đề gần gũi với cuộc sống, tương đồng với nội dung các môn học trong chương trình hiện hành của Bộ GD&ĐT và chương trình giáo dục riêng của nhà trường, có  thuyết minh rõ từng chủ đề.

STEM là một chương trình giảng dạy trang bị cho người học những kiến thức, kĩ năng liên quan đến các lĩnh vực khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán học - theo cách tiếp cận liên môn. Học sinh có thể áp dụng để giải quyết vấn đề trong cuộc sống hàng ngày. Thay vì dạy bốn môn học như các đối tượng tách biệt và rời rạc, STEM kết hợp chúng thành một mô hình học tập gắn kết dựa trên các ứng dụng thực tế, tạo sự sáng tạo và hứng thu với học sinh trong học tập.

Loading...